BA RIA CITY GATE Ở ĐÂU VÀ CÓ TIỀM NĂNG ĐẦU TƯ KHÔNG?
Sở hữu vị trí đắt giá tại thành phố Bà Rịa nhộn nhịp và sầm uất, nơi giao thoa liên vùng giữa TP.HCM – Đồng Nai – Bình Thuận và hướng về “trái tim du lịch biển” Vũng Tàu, BA RIA CITY GATE đánh thức tiềm năng của một thành phố năng động đang trên đà phát triển mạnh mẽ.



Bà Rịa – Vũng Tàu thuộc Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, thuộc tiểu vùng phía đông trong Quy hoạch vùng TP.HCM đến năm 2030. Phát triển mạnh mẽ ngành công nghiệp, cảng biển, logistics và du lịch. Tổng giá trị GRDP của Bà Rịa – Vũng Tàu đứng thứ 3 cả nước, sau TP.HCM, Hà Nội (nói cách khác là địa phương giàu có thứ 3 cả nước). Sau 9 tháng năm 2018, Bà Rịa – Vũng Tàu cũng là địa phương thu hút vốn đầu tư nước ngoài nhiều thứ 3 cả nước, sau Hà Nội, TP.HCM.
Định hướng đến năm 2020, Bà Rịa Vũng Tàu sẽ trở thành thành phố cảng, đô thị cảng lớn nhất nước cùng với Hải Phòng, trung tâm Logistics và công nghiệp hỗ trợ, trung tâm công nghiệp quan trọng của cả nước.
CƠ SỞ HẠ TẦNG HIỆN HỮU
BÀ RỊA – VŨNG TÀU TRỞ NÊN RẤT GẦN VỚI TP.HCM
- Trước năm 2011, thời gian di chuyển bằng ô tô từ TP.HCM đến Vũng Tàu lên tới 4 tiếng.
- Công trình mở rộng Quốc Lộ 51 lên 32,9 m gồm 6 làn xe do CTCP Phát triển đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu làm chủ đầu tư, tổng mức đầu tư 3.700 tỷ đồng, đã hoàn thành vào năm 2012 và rút ngắn thời gian di chuyển còn 3 tiếng. Toàn dự án có chiều dài 72,7 km nối hai tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu, là trục đường huyết mạch nhất kết nối tam giác địa phương TP.HCM – Đồng Nai – Vũng Tàu.
- Từ năm 2015, Đường cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây được khánh thành với nút giao kết nối với Quốc Lộ 51 đã tiếp tục rút ngắn thời gian di chuyển bằng ô tô từ TP.HCM đến Vũng Tàu chỉ còn 90 phút và đến Thành phố Bà Rịa chỉ mất 70 phút –> Bà Rịa – Vũng Tàu trở nên rất gần vớiTP.HCM.

CỤM CẢNG CÁI MÉP – THỊ VẢI GIỮ VAI TRÒ QUAN TRỌNG NHẤT PHÁT TRIỂN CẢNG BIỂN BÀ RỊA – VŨNG TÀU

- 5 năm gần đây, cụm cảng nước sâu Cái Mép – Thị Vải liên tục nằm trong danh sách các cảng có mức tăng trưởng tốt nhất thế giới, với mức tăng đạt 22,7%, cao thứ 6 trên thế giới và cao nhất khu vực Đông Nam Á.
- Báo cáo của Sở Giao thông – Vận tải cũng cho thấy, 6 tháng đầu năm, số lượng tàu vào cụm cảng Cái Mép – Thị Vải tăng 40% so với cùng kỳ năm 2017, trong đó có hơn 50% tàu trọng tải lớn (trên 80.000 tấn). Tổng khối lượng hàng hóa thông qua cảng tăng 20% so với cùng kỳ, trong đó hàng container đạt hơn 1,2 triệu TEUs, tăng 25% so với cùng kỳ. Kết quả này cho thấy những dấu hiệu lạc quan, tích cực, tạo đà để kinh tế cảng biển phát triển tương xứng với tiềm năng và lợi thế.
- Quy hoạch cảng biển Đông Nam Bộ – nhóm 5 của Bộ Giao thông – Vận tải xác định cảng biển Vũng Tàu, cụ thể là cảng Cái Mép – Thị Vải sẽ hình thành cảng trung chuyển quốc tế.
CƠ SỞ HẠ TẦNG TƯƠNG LAI
ĐƯỜNG 991B NỐI CẢNG CÁI MÉP – THỊ VẢI VÀ QUỐC LỘ 51
- Ngày 24/5/2018, dự án đường 911B nối liền Quốc Lộ 51 đến hạ lưu cảng Cái Mép – Thị Vải chính thức động thổ.
- Đường 991B có ý nghĩa rất quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội của Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, nhất là vấn đề thu hút đầu tư và phát triển hệ thống cảng Cái Mép – Thị Vải và dịch vụ logictics. Đây là tuyến vận tải chính cho các khu công nghiệp hai bên tuyến, khu trung tâm dịch vụ hậu cần sau cảng (logistics) Cái Mép hạ 800 ha và hệ thống cảng nước sâu Cái Mép – Thị Vải.

CHUẨN BỊ XÂY ĐOẠN NỐI CAO TỐC BIÊN HÒA – VŨNG TÀU

- Nhằm giảm tải cho Quốc Lộ 51 sẽ mãn tải vào năm 2020, Cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu dự kiến sẽ hình thành để kết nối Thành phố Biên Hòa với sân bay Long Thành và Thành phố Vũng Tàu. Ngoài ra, sát bên đường cao tốc còn một dự án đường sắt Biên Hòa – Vũng Tàu vẫn đang được tính toán trong quy hoạch.
- Bộ Giao thông – Vận tải đang kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chấp thuận giao Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) nghiên cứu và huy động nguồn vốn hợp pháp để đầu tư Dự án đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu đoạn nối từ nút giao cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây đến nút giao cao tốc Bến Lức – Long Thành có chiều dài 13 km, với tổng vốn đầu tư gần 3.000 tỷ đồng.
- Đây là dự án kết nối giữa 2 tuyến đường VEC đang đầu tư, vận hành khai thác nên sẽ rất thuận lợi trong việc quản lý, đầu tư, vận hành khai thác về sau.
ĐƯỜNG VÀNH ĐAI 4
- Theo Quy hoạch chi tiết Đường Vành Đai 4 – Thành phố Hồ Chí Minh đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt từ năm 2011, Vành Đai 4 đi qua địa giới hành chính của 12 huyện thuộc 05 tỉnh, thành phố là Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương, TP.HCM và Long An.
- Tổng chiều dài toàn tuyến Vành đai 4 khoảng 197,6 km với tổng kinh phí dự kiến khoảng 98.537 tỷ đồng. Quy mô Vành Đai 4 gồm 6 – 8 làn xe cao tốc có đường song hành hai bên, tiêu chuẩn kỹ thuật thuộc dạng đường cao tốc loại A với vận tốc thiết kế 100 km/h.
- Đường Vành Đai 4 sau khi hình thành sẽ tạo sự đồng bộ trong kết nối giao thông góp phần giảm tình trạng ùn tắc giao thông tại trung tâm các tỉnh thành đi qua, tạo điều kiện phát triển dịch vụ vận tải liên vùng góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực.
- Hiện nay, Vành Đai 4 đang trong quá trình nghiên cứu đầu tư và đề xuất các phương án xây dựng trước dự án thành phần đoạn Bến Lức – Hiệp Phước. Sau đó, đoạn tiếp theo được lên kế hoạch thực hiện sẽ là Phú Mỹ (Bà Rịa – Vũng Tàu) đến Trảng Bom (Đồng Nai).

Đường Vành Đai 4 – Thành phố Hồ Chí Minh bắt đầu tại điểm giao với đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu, đi hướng về Sân bay Quốc tế Long Thành, giao với cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây. Sau đó tuyến hướng lên phía Bắc giao với Quốc Lộ 1A tại Thị trấn Trảng Bom, vượt sông Đồng Nai tại cầu Thủ Biên, giao với Quốc Lộ 13 tại Bến Cát, vượt sông Sài Gòn tại cầu Phú Thuận, giao cắt Quốc Lộ 22 tại Củ Chi, đi song song ĐT.823 đến Thị trấn Hậu Nghĩa, đi song song với đường ĐT.824 và ĐT.830, qua Thị trấn Bến Lức, giao cắt với đường cao tốc TP.HCM – Trung Lương, Quốc lộ 1A tại Khu công nghiệp Long Hiệp, giao với Quốc Lộ 50 đến điểm cuối nối với đường trục Bắc – Nam tại Khu đô thị – cảng Hiệp Phước TP.HCM.
ĐẨY NHANH TIẾN ĐỘ CAO TỐC BẾN LỨC – LONG THÀNH

- Tổng Công ty đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) cho biết 5 gói thầu phần vốn ADB phía Tây tiến độ vẫn trong tầm kiểm soát. Tuy nhiên, tình trạng vướng mắc giải phóng mặt bằng vẫn đang là trở ngại lớn nhất đến tiến độ theo kế hoạch thông xe kỹ thuật vào cuối năm 2018.
- Cao tốc Bến Lức – Long Thành là đường cao tốc thứ ba đi qua địa phận TP.HCM sẽ được hình thành trong tương lai gần. Dự án đã khởi công từ năm 2014 và dự kiến hoàn thành toàn bộ vào năm 2020.
- Không chỉ góp phần giảm thiểu áp lực giao thông và tai nạn giao thông trên Quốc Lộ 1, Quốc Lộ 51, sau khi được hoàn thành thì Cao tốc Bến Lức – Long Thành sẽ kết nối thông suốt với hai cao tốc hiện hữu là TP.HCM – Trung Lương và TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây, hình thành tuyến đường cao tốc liên vùng và tạo thành một phần của tuyến Hành lang kinh tế phía Nam thuộc Tiểu vùng sông Mekong mở rộng (GMS) từ Bangkok qua Phnôm Pênh, TP.HCM – Vũng Tàu.
PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
- Danh mục các dự án ưu tiên đầu tư, trong đó tập trung phát triển 5 đô thị, cụm du lịch:
- Đô thị du lịch Vũng Tàu
- Cụm du lịch Quốc gia Long Hải – Phước Hải
- Cụm du lịch núi Dinh – Thị Vải và phụ cận
- Cụm du lịch Hồ Tràm – Bình Châu
- Cụm du lịch Quốc gia Côn Đảo
- Mục tiêu chung của Quy hoạch là phát triển du lịch chất lượng cao nhằm chuyển dịch cơ bản cơ cấu kinh tế của tỉnh, đóng góp vào sự phát triển du lịch vùng Đông Nam Bộ và nâng cao vị thế của du lịch Việt Nam.
- Phấn đấu đến năm 2025, ngành du lịch Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu sẽ đón và phục vụ khoảng 8,6 triệu lượt khách lưu trú, trong đó 1,4 triệu lượt khách quốc tế, tốc độ tăng trưởng bình quân là 11-13%/ năm; Tổng doanh thu từ du lịch ước khoảng 31.000 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng trung bình giai đoạn đến 2025 khoảng 30-35%.

BÀ RỊA – VŨNG TÀU ĐẨY NHANH TIẾN ĐỘ CÁC DỰ ÁN GIAO THÔNG KẾT NỐI VÙNG

- Đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu: khẩn trương hoàn thành thủ tục chuẩn bị đầu tư và khởi công thực hiện giai đoạn 1 trong năm 2018, đồng thời tiếp tục lập dự án và tìm giải pháp về nguồn vốn đầu tư giai đoạn 2.
- Đường vành đai 4: đoạn qua tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu từ Trảng Bom (Đồng Nai) tới Phú Mỹ (Tân Thành) có chiều dài khoảng 17,3 km, kiến nghị sớm triển khai dự án này đoạn qua địa bàn Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu để kết nối với các vùng trong khu vực.
- Dự án Quốc lộ 56, đoạn tránh Thành phố Bà Rịa: đã được khởi công từ năm 2012, hiện đã hoàn thành 2/10 gói thầu, xem xét bố trí đủ số vốn còn lại là 263,37 tỷ đồng để hoàn thành toàn bộ dự án trong năm 2019.
- Sớm hoàn tất các thủ tục, bố trí vốn để triển khai các dự án cầu Phước An, đường sắt Biên Hòa – Vũng Tàu, đường 991B…
- Chiến lược phát triển xoay quanh 2 trục quan trọng là Cái Mép – Thị Vải và Long Thành (Đồng Nai).
CÁC DỰ ÁN KHÁC